Kho ngoại quan là một thành phần không thể thiếu trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Đây là nơi lưu trữ hàng hoá tạm thời, giúp các doanh nghiệp tối ưu hoá chuỗi cung ứng và giảm thiểu rủi ro trong quá trình xuất nhập khẩu. Vậy kho ngoại quan là gì? Làm sao để thành lập một kho ngoại quan? Cùng Bưu chính Văn Minh tìm hiểu bài viết để có câu trả lời ngay nhé!

Kho ngoại quan là gì? Điều kiện thành lập và hoạt động.
Kho ngoại quan là gì?
Theo khoản 10, điều 4 của Luật Hải Quan năm 2014:
Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi lưu giữ hàng hoá đã làm thủ tục hải quan được gửi để chờ xuất khẩu, hàng hóa từ nước ngoài đưa vào gửi để chờ xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam. Đây là khu vực đặc biệt được thiết lập trên lãnh thổ của Việt Nam, ngăn cách với khu vực xung quanh.
Đồng thời, kho ngoại quan cũng là nơi dành để lưu trữ hàng hóa được nhập khẩu từ nước ngoài và đang chờ để được phân phối, tiêu thụ tại Việt Nam. Khu vực kho ngoại quan đóng vai trò quan trọng khi tối ưu hoá quy trình xuất nhập khẩu và quản lý hàng hoá hiệu quả.
Hàng hóa gửi kho ngoại quan
Điều 85 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định về hàng hóa gửi kho ngoại quan như sau:
Hàng hóa từ Việt Nam đã làm xong thủ tục hải quan xuất khẩu, hàng hóa từ nước ngoài chờ làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam hoặc chờ xuất khẩu sang nước thứ ba của các đối tượng được phép thuê kho ngoại quan nêu tại mục 3.1 dưới đây được đưa vào lưu giữ trong kho ngoại quan.
– Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan gồm:
- Hàng hóa của chủ hàng nước ngoài chưa ký hợp đồng bán hàng cho doanh nghiệp ở Việt Nam;
- Hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ nước ngoài chờ đưa vào thị trường trong nước hoặc chờ xuất khẩu sang nước thứ ba;
- Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan để chờ xuất khẩu sang nước thứ ba.
– Hàng hóa từ nội địa Việt Nam đưa vào kho ngoại quan gồm:
- Hàng hóa xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan chờ xuất khẩu;
- Hàng hóa hết thời hạn tạm nhập phải tái xuất.
– Hàng hóa sau không được gửi kho ngoại quan:
- Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc tên gọi xuất xứ Việt Nam;
- Hàng hóa gây nguy hiểm cho người hoặc ô nhiễm môi trường;
- Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
Ngoài những hàng hóa nêu trên, căn cứ tình hình xuất khẩu, nhập khẩu trong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ quyết định Danh mục hàng hóa nhập khẩu không được gửi kho ngoại quan.
Quy định về thuê kho ngoại quan
Đối tượng được thuê kho ngoại quan
Đối tượng được thuê kho ngoại quan theo quy định tại khoản 1 Điều 84 Nghị định 08/2015/NĐ-CP gồm:
- Tổ chức, cá nhân Việt Nam được phép kinh doanh xuất nhập khẩu thuộc các thành phần kinh tế;
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Quy định về hợp đồng thuê kho ngoại quan
Khoản 2 Điều 84 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định về hợp đồng thuê kho ngoại quan như sau:
- Hợp đồng thuê kho ngoại quan do chủ kho ngoại quan và chủ hàng thỏa thuận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp chủ hàng vừa là chủ kho ngoại quan.
- Thời hạn hiệu lực và thời hạn thuê kho ngoại quan do chủ hàng và chủ kho ngoại quan thỏa thuận trên hợp đồng thuê kho ngoại quan, nhưng không quá thời hạn hàng hóa được gửi kho ngoại quan theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật Hải quan 2014 như sau:
- Hàng hóa gửi kho ngoại quan được lưu giữ trong thời gian không quá 12 tháng kể từ ngày được gửi vào kho.
- Trường hợp có lý do chính đáng thì được Cục trưởng Cục Hải quan đang quản lý kho ngoại quan gia hạn một lần không quá 12 tháng.
- Cục Hải quan tổ chức thanh lý hàng hóa gửi kho ngoại quan theo quy định của pháp luật nếu thuộc các trường hợp sau:
- Quá thời hạn thuê kho ngoại quan nêu trên mà chủ hàng hóa hoặc người được chủ hàng hóa ủy quyền không đưa hàng ra khỏi kho ngoại quan;
- Trong thời hạn thuê kho ngoại quan nhưng chủ hàng hóa hoặc người được chủ hàng hóa ủy quyền có văn bản đề nghị thanh lý.
Các dịch vụ được thực hiện trong kho ngoại quan
Căn cứ Điều 83 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, chủ hàng hóa gửi kho ngoại quan trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho chủ kho ngoại quan hoặc đại lý làm thủ tục hải quan thực hiện các dịch vụ sau đối với hàng hóa gửi kho ngoại quan:
- Riêng đối với kho ngoại quan chuyên dùng chứa hóa chất, xăng dầu, nếu đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan và yêu cầu quản lý nhà nước chuyên ngành có liên quan được phép pha chế, chuyển đổi chủng loại hàng hóa.
- Gia cố, chia gói, đóng gói bao bì; đóng ghép hàng hóa; phân loại phẩm cấp hàng hóa, bảo dưỡng hàng hóa.
- Lấy mẫu hàng hóa để phục vụ công tác quản lý hoặc làm thủ tục hải quan.
- Chuyển quyền sở hữu hàng hóa.
Điều kiện thành lập và hoạt động của kho ngoại quan
Việc thành lập và hoạt động của kho ngoại quan tại Việt Nam được quy định chi tiết trong các văn bản pháp luật nhằm đảm bảo quản lý chặt chẽ và hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu.
Điều kiện thành lập kho ngoại quan
Giấy phép thành lập: Doanh nghiệp cần có giấy phép do cơ quan Hải quan cấp, xác nhận quyền sử dụng kho ngoại quan để lưu trữ hàng hoá, nhập khẩu chưa qua thủ tục thông quan.
- Địa điểm: Kho ngoại quan phải đặt tại các khu vực đã được cơ quan Hải quan phê duyệt, có đầy đủ cơ sở vật chất, đáp ứng yêu cầu về an ninh, vệ sinh, PCCC.
- Cơ sở vật chất: Kho cần đảm bảo đủ điều kiện về diện tích, kết cấu chịu được tải trọng hàng hoá, sắp xếp hàng hoá khoa học, dễ dàng kiểm tra, giám sát
- Hệ thống giám sát: Kho đảm bảo có hệ thống an ninh giám sát 24/7 để đảm bảo an toàn hàng hoá. Hệ thống gồm camera an ninh, báo động, bảo vệ túc trực tại kho.
- Quản lý kho: Chủ sở hữu kho cần có hệ thống quản lý kho chuyên nghiệp, theo dõi, kiểm soát hàng hoá nhập kho, lưu trữ và xuất kho. Các thông tin về hàng hóa phải được ghi nhận và cập nhật đầy đủ trong hệ thống quản lý của kho.
Điều kiện hoạt động của kho ngoại quan
Khi kho ngoại quan đã được cấp phép và đi vào hoạt động, việc vận hành kho cần tuân thủ một số quy định và điều kiện sau:
- Quản lý hàng hóa: Hàng nhập khẩu vào kho không được phép tiêu thụ trên thị trường Việt Nam, phải giữ lại kho chờ thực hiện thủ tục hải quan.
- Giới hạn thời gian lưu trữ: Hàng trong kho chỉ được lưu trữ trong một thời gian nhất định, thường không quá 1 năm kể từ ngày hàng hoá được đưa vào kho.
- Thuế nhập khẩu: Hàng lưu giữ trong kho không phải nộp thuế nhập khẩu cho đến khi thực hiện xong thủ tục thông quan.
- Chế độ kiểm tra, giám sát Hải quan: Các kho ngoại quan phải chịu sự giám sát và kiểm tra của cơ quan Hải quan để đảm bảo rằng các hàng hóa lưu giữ tại kho vẫn tuân thủ các quy định về xuất nhập khẩu và không có hành vi gian lận thuế.
- Bảo hiểm hàng hoá: Do tính chất đặc thù của kho ngoại quan, các doanh nghiệp cần phải chú trọng đến việc bảo hiểm hàng hóa trong kho, bao gồm các tình huống mất mát, hư hỏng do thiên tai, cháy nổ, hoặc các sự cố khác.
Hướng dẫn thủ tục gửi hàng vào kho ngoại quan
Để gửi hàng vào kho ngoại quan, doanh nghiệp cần đảm bảo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, bao gồm hợp đồng thương mại, phiếu đóng gói, hóa đơn thương mại, và giấy tờ liên quan.
Bước 2: Doanh nghiệp phải khai báo hàng hóa và làm thủ tục nhập kho với cơ quan hải quan quản lý kho ngoại quan.
Bước 3: Hải quan sẽ kiểm tra hàng hóa và thông tin liên quan trước khi cho phép hàng hóa được nhập kho.
Bước 4: Doanh nghiệp sẽ ký hợp đồng lưu trữ hàng hóa với đơn vị quản lý kho ngoại quan và thanh toán các khoản phí liên quan.
Trên đây là những thông tin chi tiết về Kho ngoại quan là gì? Điều kiện thành lập và hoạt động của kho quan ngoại.
Ngoài ra, để gửi hàng hoặc biết thêm thông tin chi tiết về các dịch vụ của Bưu chính Văn Minh đang cung cấp, quý khách có thể liên hệ theo hotline 0345849220 hoặc truy cập fanpage Bưu chính Văn Minh hoặc website vanminh6.vn, đội ngũ tư vấn viên của Bưu chính Văn Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ.